Hotline 0909 678 416 (Miền Bắc) - 0909 75 79 72 (Miền Nam) [email protected]
  • Tản Mạn

  • Tập đón nhận sự khác biệt – đón nhận người khác
  • Tập đón nhận sự khác biệt – đón nhận người khác

  • Trong bài tham luận tại một cuộc hội thảo về khoa học làm giàu – “Vai trò của báo chí và truyền thông trong việc định hướng phát triển tư duy làm giàu cho thanh niên Việt Nam” – tôi đã nêu ý kiến rằng chúng ta không nên dựa vào báo chí, truyền thông để định hướng cho bản thân mình, vì báo chí chỉ tìm cách “giật dây” những cảm xúc tiêu cực của người đọc, chứ ít khi có định hướng tích cực, nên bản thân mỗi người phải trở thành người định hướng cho chính mình. Và lập tức, tôi gặp nhiều ý kiến phản đối. Họ bảo tôi tiêu cực. Nhưng họ quên mất một điều: một sự thật tiêu cực khác với một cảm xúc tiêu cực. Điều tôi nêu ra là một sự thật tiêu cực. Và tôi nêu ra điều đó với một cái nhìn tích cực, có tính xây dựng, chứ không hề có bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào. Bá nhân bá tính. Chín người mười ý. Đó là thực tế. Ai cũng có cái nhìn, suy nghĩ, ý kiến riêng. Và quan điểm của mỗi người cần được tôn trọng. Không phải vì ghét ăn sầu riêng mà bạn lại chê sầu riêng dở hoặc công kích những người ăn sầu riêng. Cái đó buồn cười. Bạn cứ suy nghĩ theo cách của mình, nhưng cũng phải tôn trọng việc người khác suy nghĩ theo cách của họ. Trong thực tế, thường khi gặp những ý kiến trái chiều, nhiều người có thái độ “xù lông”, vội vàng bảo vệ quan điểm mình bằng mọi cách, thậm chí không ngại bôi nhọ, “ném đá” người khác. Đó là điều gặp thấy nhan nhản. Nếu cảm thấy không bằng lòng với ý kiến trái chiều, và nếu xác tín rằng quan điểm của mình là chính xác hơn, thì bạn cần phải dùng lập luận chặt chẽ và tư duy logic để phản biện và chứng minh. Bạn có quyền quyết liệt bảo vệ ý kiến mình, nhưng đừng để cảm xúc tiêu cực “giật dây”. Bằng không, cũng giống nhiều người, bạn sẽ vô tình lao vào...
  • Xem thêm...
  • Ngoại hình không làm nên bản lĩnh đàn ông
  • Ngoại hình không làm nên bản lĩnh đàn ông

  • Ai cũng có quyền làm đẹp, từ thể xác đến tâm hồn mình. Không chỉ có phụ nữ mới thích làm đẹp, mà nam giới cũng thế. Tuy nhiên, mọi sự làm đẹp phải nằm trong những giới hạn nhất định nào đó. Phụ nữ nếu suốt ngày chỉ biết lo làm đẹp thể xác mình mà lơ là mọi sự khác, thì đó cũng là điều không nên có. Đàn ông cũng thế… Thời nay, đàn ông bắt đầu chăm lo đến chuyện làm đẹp. Đó không phải là điều gì khác thường. Nhưng sẽ trở thành điều quái dị, nếu đàn ông quá chú trọng đến việc làm đẹp. Và điều đó đang xảy ra nhan nhản trong thực tế: nhiều người muốn trở thành “hotboy,” suốt ngày lo đi tập thể hình, thậm chí phẩu thuật để có ngoại hình đẹp, rồi cũng chú ý đến việc trang điểm, ăn mặc… Vô tình hay hữu ý, các phương tiện truyền thông đang tiếp tay cho việc cổ vũ điều này, khiến cho nhiều thanh niên trai trẻ lao mình theo xu hướng đề cao vẻ đẹp ngoại hình. Và cái nguy ở chỗ, khi tập trung chăm chút những thứ bên ngoài như thế, nhiều bạn trẻ dễ có nguy cơ buông bỏ và không còn muốn xây dựng những giá trị đẹp đẽ bên trong mình. Đàn ông cứ việc làm đẹp nếu muốn, nhưng phải ở mức độ vừa phải. Chất “đàn ông” không nằm ở những thứ bên ngoài, nhưng nằm ở những gì bên trong. Chính giá trị bên trong mới làm nên hình ảnh của những người đàn ông đích thực. Hãy dành thì giờ để sửa sang, trang điểm cho các giá trị tâm hồn mình. Hãy tập trung xây dựng một thứ bản lĩnh cho mình qua việc trau giồi những giá trị bên trong. Hãy thể hiện sức mạnh và sự quyến rũ của mình bằng chính các giá trị ấy. Khi đó, bạn mới là người đàn ông đích thực và sành...
  • Xem thêm...
  • Đừng bóp chết ước mơ đời con
  • Đừng bóp chết ước mơ đời con

  • Ai cũng có quyền ước mơ. Con bạn cũng có quyền đó. Đã nói đến ước mơ, thì không có chuyện đúng sai. Ước mơ là thứ động lực làm nên sinh khí và ý nghĩa cuộc sống. Thiếu nó, cuộc sống con người, bất kể ai, sẽ mất đi những hy vọng. Nếu con bạn ước mơ làm siên nhân, lính cứu hỏa, tài xế taxi, thì đã sao? Lắm khi, bạn dễ áp đặt lên con những ước mơ của chính bạn. Và lúc đó, con sẽ sống cuộc đời bạn chứ không phải cuộc đời riêng con. Thế giới khát vọng trong tâm hồn con sẽ tắt lịm từng ngày nếu những ước mơ nơi con bị dập tắt. Ước mơ là thứ không thể áp đặt. Con bạn có quyền mơ những gì con thích. Khi đó, con mới cảm thấy cuộc sống vui tươi và ý nghĩa. Chính những ước mơ, dù bé nhỏ hay hoang đường đến độ nào, cũng có thể trở thành nguồn động lực lớn lao để con sống tốt hơn, thay đổi tích cực hơn, học hành hiệu quả hơn. Như thế, Bạn hãy tôn trọng những gì con mình mơ ước. Con ước làm siêu nhân, Bạn cứ để bé ước. Con muốn làm bác sĩ, Bạn cứ để bé thỏa thích chọn lựa. Đừng giết chết những ước mơ nơi con mình. Những ước mơ đó là nguồn nước mát lành tưới tắm ý nghĩa cuộc sống đời con. Và để biết rõ thực sự những ước mơ sâu thẳm của con, bạn cần dành thì giờ bên con, tìm hiểu con, dùng đến những công cụ trắc nghiệm… để khám phá con, để hiểu ra những gì con thực sự yêu thích và có năng khiếu. Nhờ hiểu con, bạn mới biết rõ đam mê, tính cách, thế mạnh, tài năng thực sự của con. Từ đó, bạn sẽ biết cách tôn trọng những gì con mình mơ ước, và tạo mọi điều kiện tối đa để giúp con nuôi dưỡng và làm phát triển những ước mơ đó. Hãy luôn cố gắng hiểu con, tôn trọng con, để đừng bao giờ bóp chết hạt giống...
  • Xem thêm...
  • Nỗi sợ là kẻ thù hay là vũ khí tấn công
  • Nỗi sợ là kẻ thù hay là vũ khí tấn công

  • Nỗi sợ có thể làm cho con người co rúm, cố thủ trong những thứ cũ kỹ mà họ thấy an toàn từ xưa đến giờ. Nỗi sợ khiến nhiều người tê liệt, không dám phá vỡ những gì đang có dù biết chúng tiêu cực, không dám bước chân vào những gì mới mẻ dù biết đó là điều cần thiết. Cuộc sống luôn biến đổi, và vì sợ hãi mà không dám thay đổi, người ta sẽ bước chậm nhịp trong cuộc đời, dìm chết cuộc đời mình trong những thứ họ nghĩ là an toàn. Để nỗi sợ hãi đeo bám, con người sẽ khép kín mình, từ chối đón nhận cả những gì tốt đẹp, những cơ hội lớn lao cuộc đời mang tới. Nỗi sợ kìm hãm mọi suy nghĩ, điều khiển cái nhìn của họ về mọi sự. Cả đời, họ bằng lòng sống trong một thứ ngục tù mà họ cho là an toàn. Giá trị và ý nghĩa cuộc sống họ chỉ quanh quẩn nơi những gì cũ kỹ họ đeo bám. Nếu đã xem bộ phim “The Maze Runner” – Giải mã mê cung, bạn sẽ thấy nhân vật Thomas đã dùng chính nỗi sợ của mình để thay đổi, để tìm lối thoát khỏi mê cung, và chấp nhận nếu có chết thì chết oai hùng, không co rúm, chết trong tư thế vượt thoát khỏi gông xiềng, và đó là cơ hội để tìm đến với tự do thực sự, đến những chân trời mới với nhiều điều kỳ diệu trong cuộc sống mình. Nỗi sợ không nằm ở những thứ bên ngoài, nhưng đồn trú trong chính bản thân và nơi suy nghĩ của ta. Để chiến thắng nó, bạn phải thay đổi suy nghĩ của mình qua việc trang bị những kỹ năng cần thiết, tìm kiếm và học hỏi liên tục, phát triển sức mạnh nội tâm và có tinh thần vững mạnh. Vượt thắng nỗi sợ là thử thách lớn nhất trong đời người. Nhưng thử thách đó là điều cần thiết, để qua nó, Bạn có cơ hội lớn lên. Nỗi sợ có sức hủy diệt rất lớn, nhưng nó cũng có thể...
  • Xem thêm...
  • Cứ vắt kiệt sức mình, Bạn không chết được đâu
  • Cứ vắt kiệt sức mình, Bạn không chết được đâu

  • Nếu bạn đi tập gym hoặc thể hình, với mục tiêu là tăng cơ, tăng sức bền hoặc giảm cân… thì có một nguyên tắc bạn cần nắm được nếu muốn nhanh chóng đạt được kết quả. Nguyên tắc đó là: tập đủ số lần và tập liên tục trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ bạn tập một động tác dành cho cơ bụng, để có hiệu quả, bạn phải tập tối thiểu là 3 hiệp, mỗi hiệp 20 -25 lần chẳng hạn; và bạn phải tập xong 3 hiệp trong vòng 4 phút, và thời gian nghỉ giữa các hiệp không quá 30 giây chẳng hạn; rồi theo thời gian, bạn phải tăng số lần trong mỗi hiệp lên, đồng thời duy trì đều đặn sự tập luyện thì mới mong có được một thể hình và sức khỏe như bạn mong muốn. Tôi đã bắt đầu biết quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình nên tôi quyết tâm đưa mình vào một chế độ tập luyện nghiêm túc. Đó là một cuộc đấu tranh khủng khiếp của tôi để chống lại các thói quen cũ và sự lười biếng vận động cơ thể. Sau những buổi tập đầu tiên, toàn thân tôi như đông cứng lại, từng centimet vuông trên cơ thể tôi đau nhức đến tột độ. Mỗi ngày đến giờ đi tập tôi phải nhắm mắt nhắm mũi xách giày xách áo lao đến phòng tập để chống lại suy nghĩ bỏ cuộc. Cứ mỗi lần tôi vừa chạm được mục tiêu hiện tại thì huấn luyện viên của tôi lại nâng mục tiêu lên trong những buổi tập sau: 20 lần/1 hiệp, rồi tới 25 lần/ 1 hiệp, rồi tiếp tục đến 30 lần/ 1 hiệp. Mỗi khi bị bắt tăng số lần mỗi hiệp như thế, tôi có cảm giác sức lực của mình dường như cạn kiệt, tôi không thể nghĩ được rằng mình có thể nhất chân nhất tay lên thêm một lần nào nữa. Nhưng rồi với sự động viên mạnh mẽ và đầy quyết liệt của huấn luyện viên, tôi cũng hoàn thành được số lần tập của mình, đồng nghĩa, mỗi lần như...
  • Xem thêm...
  • Giúp con Bạn xử lý stress
  • Giúp con Bạn xử lý stress

  • Người lớn chúng ta thường nghĩ rằng đã là trẻ con thì luôn hồn nhiên, vô lo vô nghĩ, luôn vui cười và chẳng bao giờ gặp phải những căng thẳng, âu lo hay muộn phiền. Nhưng thật ra, trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều thứ có thể khiến tâm trạng của trẻ “tụt dốc,” liên quan đến chuyện bạn bè, trường lớp, bài vở… Là cha mẹ, bạn không thể cứ sát cánh 24/7 để bảo vệ con mình khỏi tất cả những rắc rối “hầm bà lằng” mà chúng gặp phải, bạn chỉ có thể giúp con trẻ đối phó với stress và học cách vượt qua chúng. Dưới đây là một vài gợi ý: Chủ động hỏi han: Con trẻ thường bị động, ngại thổ lộ với bố mẹ về những thứ làm chúng bực mình. Vì thế, bạn phải là người chủ động. Hãy nói với trẻ rằng bạn cảm thấy chúng có vẻ khó chịu, bực bội và dường như có gì đó đang làm phiền chúng (ví dụ: “Hình như con vẫn tức chuyện thằng cu Tí tụt quần con phải không?”). Thay vì hỏi với giọng kết tội kiểu “Sao nữa đây? Lại bị thằng cu Tí tụt quần hả?”, hãy tỏ ra quan tâm đồng cảm và mong muốn thấu hiểu tâm tư, suy nghĩ của trẻ. Việc chủ động hỏi han một cách ân cần, nhẹ nhàng giúp trẻ cảm thấy ấm áp vì được quan tâm. Tập trung lắng nghe: Sau bước đầu tiên, hãy cố gắng bình tĩnh, kiên nhẫn và chăm chú lắng nghe. Thể hiện sự hứng thú và quan tâm một cách chân thành tới trẻ. Tránh phán xét, đổ lỗi, lên mặt dạy dỗ rằng con phải làm thế này, con phải làm thế nọ. Hãy để trẻ cảm thấy những cảm xúc và nỗi niềm của mình được lắng nghe, tìm hiểu kỹ vấn đề của trẻ bằng những câu như “ừ, rồi sao nữa con?”. Điều này sẽ mất một chút thời gian, nhưng đừng nản chí vì đây là một bước quan trọng giúp trẻ mở lòng ra với bạn.  Nói ra những gì mà bạn nghĩ trẻ đang...
  • Xem thêm...