Hotline 0909 678 416 (Miền Bắc) - 0909 75 79 72 (Miền Nam) [email protected]
  • Khởi Nghiệp

  • Câu chuyện khởi nghiệp của tôi
  • Câu chuyện khởi nghiệp của tôi

  • Ngay từ nhỏ, tôi đã có “đồng ra đồng vô” nhờ chỉ bài cho bạn và phụ giúp ba tôi phát số cho bệnh nhân ở phòng mạch của ông. Thời sinh viên, tôi dịch thuật báo chí để tự trang trải học phí và chi tiêu cá nhân. Doanh nghiệp mà tôi khởi sự đầu tiên làm về lĩnh vực Truyền thông – Sự kiện. Sau đó, tôi phát hiện ra đam mê và thế mạnh thật sự của mình, và Power Up hiện tại – chuyên về lĩnh vực đào tạo và kinh doanh các sản phẩm tri thức – chính là ước mơ và sứ mạng mà tôi hằng khao khát và đang hết mình theo đuổi. Nhìn lại cả một tiến trình phát triển bản thân và xây dựng sự nghiệp của mình cho tới lúc này, không gì có thể chối cãi rằng, tôi là người thích kinh doanh những thế mạnh của mình. Những gì tôi đam mê, ngoài việc tôi sống hết mình để thỏa mãn những khao khát và thúc giục bên trong, tôi luôn nghĩ cách làm sao để kiếm tiền từ những đam mê ấy. Tôi biết rằng, tôi chẳng thể làm bất cứ điều gì nên chuyện nếu việc đó nằm ngoài thế mạnh và tài năng của mình. Hơn nữa, tôi sẽ chẳng thể theo đuổi đến cùng bất cứ việc gì nếu việc đó không phải là điều tôi đam mê, yêu thích. Một khi tách rời đam mê ra khỏi công việc và từ chối làm những việc thuộc về tài năng và thế mạnh của mình chính là cách nhanh nhất mỗi chúng ta đánh mất cuộc đời của mình. Những khoảng lặng ngồi rà soát lại bản thân, tôi luôn tự hỏi mình: Nếu tôi không bị áp lực bởi việc kiếm tiền, tôi chẳng cần phải làm bất cứ điều gì để có tiền vì tôi đã có đầy đủ mọi thứ liên quan đến vật chất, tôi muốn làm gì nhất? Và câu trả lời luôn là: công việc hiện tại tôi đang làm. Khi bắt đầu khởi nghiệp và trong suốt cả tiến trình phát triển sự nghiệp, tôi luôn...
  • Xem thêm...
  • Khởi Nghiệp – con đường dành cho Mọi Người?
  • Khởi Nghiệp – con đường dành cho Mọi Người?

  • Bạn nghĩ mình có thể trở thành ca sĩ nổi tiếng, diễn viên múa đỉnh cao, cầu thủ xuất sắc, tay cờ siêu hạng…? Rất nhiều người biết chắc rằng họ không thể thành tựu trong các lĩnh vực kể trên. Nhưng cũng lại có không ít người ngày nay tin rằng họ có thể trở thành doanh nhân thành đạt bất chấp những con số thống kê: 90% doanh nghiêp mới thành lập thất bại sau 1 năm đầu tiên, và chỉ có 5% của số còn lại trụ lại và thành công sau 5 năm. Trở thành một doanh nhân thành công cũng đòi hỏi bạn những tài năng riêng và thế mạnh nhất định, chẳng khác gì đòi hỏi của những ngành nghề khác. Vậy tại sao nhiều bạn trẻ ngày nay dễ dàng đặt cho mình mục tiêu là trở thành một doanh nhân thành công? Có lẽ bởi bạn thừa biết mình không có tài năng trong những lĩnh vực ca hát, thể dục thể thao, điện ảnh, hay y khoa… nên chẳng khi nào bạn mơ tới việc dấn thân vào một trong những con đường này để gặt hái thành tựu xuất sắc. Còn để trở thành một doanh nhân thành công thì bạn lại không biết đâu là những đòi hỏi quan trọng và mang tính quyết định nên ngỡ rằng mình sẽ làm được! Bạn đặt ra mục tiêu này dựa trên sự lạc quan của bản thân, hoặc bị kích động bởi các phương tiện truyền thông luôn tập trung vào việc khơi dậy mong muốn làm chủ trong mỗi người. Nếu bạn thật sự khao khát trở thành một doanh nhân thành tựu, xây dựng được một doanh nghiệp thành công thì bạn cần phải có trong tay mình một đội ngũ như sau: Người lãnh đạo có khả năng định hướng và dẫn dắt đội ngũ đi tới đích – đạt được hoài bão của doanh nghiệp. Các chuyên viên giỏi trong từng lĩnh vực chuyên môn như: nhân sự, tài chính, điều hành, tiếp thị, quan hệ khách hàng… Đội ngũ bán hàng xuất sắc. Người phụ trách nghiên cứu và liên tục cải tiến sản...
  • Xem thêm...
  • Giải mã bộ gen B.O.S.I của doanh nhân
  • Giải mã bộ gen B.O.S.I của doanh nhân

  • Mỗi một loài hoa thích hợp với một vùng đất, một kiểu khí hậu, một cách chăm sóc khác nhau; mỗi một loài cá sẽ sống và sinh sôi nảy nở ở những vùng nước khác nhau; hay mỗi vùng miền sẽ có những sản vật đặt trưng và riêng có… Nếu đặt một giống loài sinh vật nào đó vào một môi trường không phù hợp, tiệt chủng là chuyện sớm xảy ra. Vì vậy, yếu tố phù hợp là vô cùng quan trọng, mang quyết định sự tồn tại, mức độ phát triển và lớn mạnh của mọi loài. Con người cũng vậy, khi được sinh ra, từng cá nhân đã mang trong mình những tiềm năng độc đáo mà chỉ khi được phát hiện và phát huy đúng sẽ tạo ra những thành quả lớn lao và vượt trội. Chính vì thế, chẳng có chìa khóa hay bí quyết nào khác để khởi nghiệp thành công nếu đó không phải là chọn mô hình doanh nghiệp PHÙ HỢP với bản thân. 90% triệu phú trên thế giới đạt tới thành công và giàu có thông qua con đường khởi nghiệp – mở doanh nghiệp cho riêng mình. Nhưng có phải ai cũng có thể trở thành Bill Gates, Donald Trump, hay Warren Buffett? Liệu có một mẫu hình doanh nhân chuẩn nào để chúng ta bắt chước không? Theo những nghiên cứu mới nhất, bạn chỉ có thể đạt kết quả tốt nhất khi bạn làm những việc phù hợp với tính cách của bạn. Nếu bạn đã từng biết qua các bài trắc nghiệm tâm lý và tính cách như DISC, MBTI, Personality Plus… thì đó là những bài trắc nghiệm dựa trên sự phân loại cơ bản của Carl Jung – phân làm 4 loại người: người hòa hợp, người bộc trực, người chỉ huy, người tư duy. Cũng dựa trên mô hình tâm lý của Carl Jung mà tác giả Joe Abraham đã giới thiệu mô hình B.O.S.I để tìm hiểu mẫu tính cách doanh nhân phù hợp với mô hình doanh nghiệp. Bạn phù hợp với một doanh nghiệp lớn, qui mô khổng lồ và bắt đầu từ số 0; hay bạn...
  • Xem thêm...
  • Làm sao để không bỏ cuộc?
  • Làm sao để không bỏ cuộc?

  • Đó là thắc mắc, trăn trở của rất nhiều người muốn chinh phục các mục tiêu trong đời nhưng nhiều lúc đã phải buông tay bỏ cuộc. Hãy tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau, và bạn sẽ không bao giờ phải trăn trở về chuyện bỏ cuộc hay đi đến tận cùng nữa. 1. Đặt mục tiêu thế nào để có thể đạt được? Não bạn chỉ làm việc hiệu quả khi có những thông tin hay yêu cầu thật sự rõ ràng. Vì thế, cách mà bạn đặt mục tiêu phải đáp ứng được tiêu chí hoạt động của não: có đầy đủ dữ liệu để hình dung và cài đặt chương trình hành động nhắm thẳng tới mục tiêu. Và đây là nguyên tắc đặt mục tiêu phổ biến nhất mà rất nhiều người thành công đã sử dụng: Nguyên tắc SMART. Specific – cụ thể, dễ hiểu. Đừng bảo rằng: Thu nhập của tôi phải cao hơn. Nhưng hãy xác định bạn muốn mức thu nhập của mình là 1000, 2000, hay 5000 đôla/tháng. Measurable – đo lường được. Đừng bảo rằng: Tôi phấn đấu tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Nhưng hãy xác định: mỗi ngày hay mỗi tuần tôi cần gặp gỡ bao nhiêu khách hàng mới. Achievable – vừa sức. Đừng mơ có “phép lạ” xảy ra cho dù bạn đầy tràn năng lượng hay quyết tâm cao độ trong mục tiêu khởi sự một doanh nghiệp nếu bạn chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm, các mối quen hệ hay một số vốn cần thiết… Realistic – thực tế. Đừng tự lừa gạt mình khi bạn đang “sở hữu” 60 kg trọng lượng cơ thể với chiều cao 1,55 m mà muốn trở nên mảnh khảnh sau 2 tháng. Timebound – có thời hạn. Mục tiêu của bạn là tậu một căn hộ mới, nhưng trong vòng bao lâu? Nếu không xác định thời gian hoàn thành, mục tiêu này sẽ bị trì hoãn và bạn cũng khó lòng để thực hiện tiếp tục những mục tiêu khác. 2. Mục tiêu đó có thật sự là điều cần thiết với bạn, cho bạn không? Một khi bạn...
  • Xem thêm...
  • Bán Hàng nhưng…Đừng Bán Hàng!
  • Bán Hàng nhưng…Đừng Bán Hàng!

  • Qua việc huấn luyện hàng trăm ngàn người làm công việc bán hàng, tôi nhận ra một sai lầm cốt tử trong nhận thức của hầu như mọi người, đó là ai nấy đều nghĩ rằng mình đang bán một món hàng – tức sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó – cho khách hàng. Vì thế, hàng loạt sai lầm, hàng vạn trục trặc nảy sinh từ việc cố tìm cách để bán đi một sản phẩm/dịch vụ mà bỏ quên những yếu tố cực kỳ quan trọng và mang tính quyết định thành công cho công việc của người bán hàng. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn dù tốt đến đâu cũng không bao giờ là lý do để khách hàng quyết định chọn bạn, đây là một điều hết sức cốt lõi trong bán hàng nhưng lại gây sốc cho không ít người làm công việc bán hàng. Thực vậy, người ta không cần đến thứ sản phẩm hay dịch vụ tốt đẹp và tuyệt vời của bạn đâu. Điều họ thực sự cần là kết quả họ hy vọng sẽ có được do sản phẩm hay dịch vụ của bạn mang lại cho họ. Họ không mua sản phẩm, họ mua ích lợi cho riêng họ. Vì thế, đôi khi 100 người mua thì có đến 101 lý do mua. Vậy để bán được hàng, bạn cần phải làm gì? Người bán hàng cần phải hiểu rằng họ chính là đại diện bằng xương bằng thịt cho toàn bộ triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các giá trị cam kết và sứ mạng được nêu rõ của doanh nghiệp ấy. Sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cũng vậy, nó chính là phần quà mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng kèm theo toàn bộ những giá trị cộng thêm từ thương hiệu, chính sách, phương thức giao nhận, chăm sóc khách hàng, những đóng góp cho xã hội… Vì vậy, là một người làm công việc bán hàng, bạn buộc phải có nhận thức đúng đắn về vai trò cực kỳ quan trọng của mình: bạn không chỉ chinh phục khách hàng bằng tính năng hay chất lượng...
  • Xem thêm...
  • Kinh Doanh Tri Thức, bạn đã nghe chưa?
  • Kinh Doanh Tri Thức, bạn đã nghe chưa?

  • Thời xưa, khi nói đến việc kinh doanh, người ta thường nghĩ đóng khung rằng, với qui mô nhỏ thì chí ít phải có mặt bằng mở cửa hàng để buôn bán một thứ sản phẩm hữu hình nào đó; hay qui mô lớn hơn thì phải thành lập công ty hoành tráng, nhiều nhân viên, có cơ sở hoặc nhà máy sản xuất… Ngày nay, kinh doanh và làm giàu trong thời đại tri thức thì chất xám và công nghệ mới thật sự là yếu tố cốt lõi và giữ vai trò quan trọng, mang tính quyết định. Facebook (mạng xã hội), Google (công cụ tìm kiếm), hay Warren Buffett (nhà đầu tư)… là một vài trường hợp điển hình, họ giàu sụ nhưng không phải vì bán một thứ sản phẩm hữu hình nào cả. Ngoài ra, những diễn giả nổi tiếng thế giới như Anthony Robbins, Robert Kiyosaki, Jack Canfield… là những người làm giàu nhờ biết khai thác một mô hình kinh doanh rất hiệu quả, nhỏ gọn, không phình to về đầu tư nhưng biên độ lợi nhuận cao, đó là Ngành Kinh Doanh Tri Thức (Infoprenuer); họ là những người biết dùng chất xám, tri thức và kinh nghiệm để làm giàu theo cách của chuyên gia. Những chuyên gia là những người có bằng cấp lẫn nhiều kinh nghiệm, hoặc có những thành quả cụ thể trong đời, từ đó họ đúc kết thành những bài học để chia sẻ và những phương thức để hướng dẫn lại người khác. Khát khao lớn nhất của họ là phát triển chuyên môn mà họ đang theo đuổi, không ngừng nâng tầm kiến thức và kinh nghiệm lên mức cao hơn, liên tục nghiên cứu đào sâu và trải nghiệm để có thể tự đúc kết thành cẩm nang hay bí quyết của riêng mình. Chuyên gia không thích thay đổi ngành nghề hay đầu tư đa ngành mà họ chỉ xoáy sâu vào thế mạnh cốt lõi, đó là thế mạnh mà họ đã dành trọn đời để đam mê và phát triển; và họ vô cùng hạnh phúc với việc kinh doanh trên chính thế mạnh của mình. Lợi thế của...
  • Xem thêm...