Hotline 0909 678 416 (Miền Bắc) - 0909 75 79 72 (Miền Nam) [email protected]
  • Gia Đình

  • Có nên bênh vực người cô thế?
  • Có nên bênh vực người cô thế?

  • Tâm lý thông thường của con người là khi gặp người yếu thế ở những chốn đông người, chúng ta dường như bị thúc giục bởi cảm giác muốn bênh vực họ, như người nghèo khổ hơn, người ít quyền lực hơn, hay người đi phương tiện giao thông thô sơ hơn… Ngay cả khi xem thể thao, không ít người trong chúng ta tỏ ra hào hứng khi đội yếu hoặc kém danh tiếng hơn có vài ba cơ hội vươn lên; ví dụ như trong bóng đá, một đội bóng yếu khai thác được một sai lầm của đội mạnh để ghi bàn, sau đó kéo về khung thành nhà tử thủ làm cho trận đấu trở nên một chiều, đôi khi bị nát vụn, nhưng nhiều khán giả vẫn thích thú nếu đội yếu chiến thắng trong thế trận như vậy. Tôi đã gặp những sự việc tương tự trong chính các chương trình đào tạo đặc biệt của mình. Khi đưa mọi người vào tình huống giả định rằng: “Giữ lấy sự sống của mình hay nhường sự sống cho người khác?”, nếu trong thành phần tham dự có những phụ nữ đang mang thai thì mặc nhiên mọi người nhường sự sống cho người đang mang thai, dù trước đó, tôi liên tục nhắc nhở rằng: “Khi quyết định giữ lấy sự sống hay nhường cho một ai đó, bạn phải cân nhắc xem ai thật sự là người cần sự sống ấy.” Đôi khi cuộc sống bạn đang sống có giá trị gấp nhiều lần cuộc sống của một người phụ nữ mang thai, có phải không? Hay như một người phụ nữ có 5-7 đứa con ở nhà, một người đàn ông có vô vàn trách nhiệm với rất nhiều người khác… chẳng phải họ cũng cần sự sống đó gấp nhiều lần? Tôi cũng đã thử đặt ra tình huống rằng: có phải đôi khi một đứa bé không chào đời còn hơn là 5-7 đứa bé đã chào đời mà không được chăm sóc tốt? Đó là những tình huống giả định tôi đặt ra, nhưng hình như nhiều người vẫn chăm chăm vào việc phải nhường sự sống cho...
  • Xem thêm...
  • Vận dụng Luật Hấp Dẫn để…tìm người yêu
  • Vận dụng Luật Hấp Dẫn để…tìm người yêu

  • Yêu là một đề tài muôn thuở của loài người. Dù có bình luận, tranh luận, lập luận, lý luận mãi, nhưng cứ hễ con tim “dậy sóng” một chút là dường như mọi “lý lẽ” đều tan biến, để rồi phần đông chúng ta vẫn cứ thấy mình mắc kẹt trong chuyện yêu. Bởi vì nhiều người cho rằng, yêu là chuyện của con tim, mà con tim thì có lý lẽ riêng của nó. Và không ít người đau khổ vì “nhắm mắt đưa chân” theo “tiếng gọi” của con tim, để rồi kết cục họ ôm trong lòng niềm uất hận, sự thất vọng, nỗi buồn thương, mất mát… và quyết “đoạn tuyệt với tình”. Thử hỏi, tình yêu có tội gì? Thượng đế tạo ra Adam và ban tặng cho anh một người phụ nữ là Eva. Hồng hoang loài người đã có đôi, có cặp. Việc hai người khác phái gặp nhau và nảy sinh những rung động, xúc cảm là điều hoàn toàn bình thường; ngay cả một bé trai và một bé gái gặp nhau, chơi với nhau cũng nảy sinh một thứ cảm xúc đặc biệt hơn là những đứa trẻ cùng phái chơi với nhau. Vậy mà ta lại dễ lầm tưởng những rung động của con tim, những xao xuyến của cảm xúc ùa về khi có một ánh mắt dao cau, một má lúm đồng tiền thấp thoáng đều là tình yêu. Chính điều ngộ nhận này khiến không ít người đau khổ! Ông bà ta vẫn nói: “Lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy”, nghĩa là khi hai người khác phái ở gần nhau, “chẳng chóng thì chầy” cũng có “chuyện”. Vậy theo bạn, đó có phải là tình yêu? Các cụ ngày xưa quan niệm, bên cạnh “làm nhà” và “tậu trâu”, thì “cưới vợ” là điều quan trọng nhất. Chọn vợ, chọn chồng không phải là việc giỡn chơi. Nếu cứ cuộn tròn và “lăn” theo dòng cảm xúc, sẽ có lúc bạn hẫng chân và rơi vào vực thẳm của tình. Cũng chính vì thế mà nhiều người đàn ông quyết chọn vợ bằng lý trí theo một hình mẫu lý tưởng kiểu như:...
  • Xem thêm...
  • Mua sắm khôn ngoan
  • Mua sắm khôn ngoan

  • Chúng ta đang mua sắm kiểu gì? Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại cách chi tiêu của bản thân và gia đình mình khi tình hình lạm phát là có thật, thu nhập ngày càng khó khăn nhưng chi tiêu thì không dễ cắt giảm. Trong cuộc sống, khó nghĩ nhất là khi phải trả lời câu hỏi “CÓ – KHÔNG”. Nghĩa là bạn không thể dứt khoát “Tôi sẽ không chi tiêu để tiết kiệm tiền” hay “Tôi vẫn sẽ mua sắm như thể khó khăn là vấn đề của…cả nền kinh tế. Cá nhân tôi thì ảnh hưởng bao nhiêu”. Cách làm khôn ngoan nhất chính là tự điều tiết việc chi tiêu cho phù hợp với thu nhập của bản thân. Ngày nay, shopping được xem như một cách giải trí, xả stress cho những người có thu nhập cao đồng thời cũng là “cơn nghiện” của những người thu nhập không bao giờ bắt kịp nhu cầu, nên các nhà kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị được dịp thỏa sức vẫy vùng. Tấn công vào túi tiền của người tiêu dùng, họ có cả “công nghệ” khai thác tâm lý người tiêu dùng. Một cái hắt hơi của người tiêu dùng cũng được họ thu vào tầm mắt. Một động tác chọn lựa cũng được tán thưởng. Và cứ thế, một bên liên tục móc hầu bao, một bên hưởng lợi nhờ sự sáng tạo dựa trên nhu cầu của người khác. Và khi hầu bao cạn, người ta mới bắt đầu đặt câu hỏi tại sao? Đơn giản, câu trả lời là do quan điểm về giá trị sống của người dân đã thay đổi. Ngày nay, người ta có xu hướng theo đuổi những giá trị vật chất có thể dễ dàng phô diễn ra bên ngoài hơn. Chẳng hạn như mặc một cái áo đắt tiền, xuất hiện ở những nơi sang trọng, dùng những câu chữ xì-tai hơn… Những giá trị dạng này dễ “vun tiền mua”, còn giá trị từ bên trong con người lại cần thời gian “vun đắp”. Mua một chiếc xe đắt tiền dù sao cũng dễ hơn việc tạo sức hút từ nội lực...
  • Xem thêm...
  • Bí quyết cân bằng đời sống cho phái đẹp
  • Bí quyết cân bằng đời sống cho phái đẹp

  • Phụ nữ trong đời sống hiện đại ắt hẳn lo lắng và mỏi mệt trước nhiều áp lực cuộc sống. Họ bị đòi hỏi phải công-dung-ngôn-hạnh, phải giỏi việc nước-đảm việc nhà, phải là vợ hiền – dâu thảo – mẹ đảm đang… Vậy với 24 giờ trong một ngày, phụ nữ làm sao có thể gánh hết khối công việc có vẻ như gấp ba gấp bốn trước đây, mà thái độ vẫn vui vẻ và tích cực? Stress ngày càng hiện rõ trên gương mặt người phụ nữ hiện đại. Vui vẻ lãnh nhận trách nhiệm cuộc sống Phần lớn sự cực khổ, hay đau đầu trong đời sống là do ta… tự chuốc vào thân. Tin hay không tùy bạn! Nhưng có những người phụ nữ lập gia đình, thế mà vẫn ước mơ “sống tự do” như thưở còn con gái! Vì vậy, việc chăm sóc cho gia đình hóa thành “đầy ải” chứ không tạo chút niềm vui nào cả. Hay cả việc có con là một sứ mạng thiêng liêng của phụ nữ, thế nhưng có một số bạn vẫn mong muốn “thoải mái như xưa” cho dù trách nhiệm của mình giờ đã hoàn toàn khác trước. Chính việc không chấp nhận sự thay đổi, không chịu điều chỉnh suy nghĩ và nhận thức dù đã trưởng thành đã làm nhiều bạn nữ khổ sở trước cuộc sống, và cũng dễ hiểu nếu họ thấy “đời là bể khổ”. Tìm thấy niềm vui trong công việc Khi tôi hỏi nhiều bạn gái tham dự các buổi hội thảo câu: Bạn đi làm để làm gì? Hầu hết bạn gái đều trả lời: để kiếm tiền, để tự lo cuộc sống và không mang tiếng “ăn bám”, để khẳng định bản thân “nữ nhi chi chí”… Hiếm có bạn nào trả lời: đi làm vì niềm vui, đi làm vì thấy thích đi làm, đi làm vì đó là công việc mình yêu thích. Chỉ khi nào ta làm công việc mình yêu thích, hoặc yêu thích công việc mình đang làm thì ta mới hứng thú với cuộc sống hơn. Đó cũng là một bí quyết để tìm thấy cân bằng trong...
  • Xem thêm...
  • Nuôi Dạy Con: Làm Sao Để Con Bạn Thích Đọc Sách
  • Nuôi Dạy Con: Làm Sao Để Con Bạn Thích Đọc Sách

  • Nếu vườn nhà không có bóng dáng một cây xanh hay bông hoa nào, làm sao bạn có thể dạy trẻ cách chăm sóc cây hay yêu quý hoa cỏ? Việc đọc sách cũng thế. Muốn trẻ yêu sách, ham đọc sách thì gia đình phải là cái nôi hướng con đến việc đó. Thay vì để trẻ dán mắt vào màn hình tivi, máy tính với phim hoạt hình, những trò bắn nhau, đua xe…, hãy mua cho trẻ những cuốn truyện tranh nhiều màu sắc hay truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và điều quan trọng là cha mẹ nên hướng dẫn, cùng con đọc sách mỗi ngày để từ đó hình thành cho trẻ thói quen đọc sách. Với trẻ từ 3 đến 8 tuổi: chúng có thể chưa đọc được chữ nhưng khả năng lắng nghe rất tốt! Ở lứa tuổi này, cha mẹ nên đọc cho bé nghe những truyện cổ tích, kể lại những câu chuyện được vẽ bằng tranh, diễn giải theo cách dễ hiểu, gần gũi nhất với con bạn. Cha mẹ nên chọn một thời điểm thích hợp để cùng con đọc sách và duy trì đều đặn hoạt động này, có thể vào mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ hay vào các buổi chiều… Qua mỗi câu chuyện, cha mẹ nên rút ra từ đó một bài học đơn giản, ý nghĩa; chẳng hạn các bé nên nhường nhịn, không được tranh giành như hai chú dê đen và dê trắng giành nhau khi cùng muốn qua một chiếc cầu hẹp. Vì không biết nhường nhịn mà cả hai chú dê đã húc nhau rồi cuối cùng, cả hai đều rơi tõm xuống suối! Việc đọc sách và hướng dẫn con đọc sách cần được duy trì đều đặn mỗi ngày để hình thành cho trẻ thói quen. Khi lớn hơn, trẻ có thể tự đọc những cuốn sách chúng yêu thích. Ban đầu, các bậc phụ huynh cần kiên trì vì trẻ thường khó tập trung lắng nghe, nhưng nếu bạn biết kết hợp giữa đọc, kể và các động tác cơ thể thì trẻ sẽ tập trung lắng nghe và tiếp thu nội dung câu chuyện...
  • Xem thêm...
  • Nuôi Dạy Con: Bài Học Về Tiền
  • Nuôi Dạy Con: Bài Học Về Tiền

  • Trong cuốn sách nổi tiếng thế giới của Robert T. Kiyosaki “Dạy con làm giàu” (Rich Dad, Poor Dad) có một mẩu chuyện khá hay dạy con trẻ về giá trị đồng tiền, đó là khi đứa con của người cha nghèo (Poor Dad) tới làm thuê cho người cha giàu (Rich Dad). Ngày đầu tiên đi làm, đứa trẻ phải ngồi chờ người cha giàu hàng giờ đồng hồ mà không thấy ông đả động gì đến. Đứa bé cáu bẳn, sau đó người cha giàu nói với cậu rằng: “Bài học đầu tiên về kiếm tiền là phải biết kiên nhẫn”. Sau khi làm việc một thời gian, cậu bé được trả một số tiền nho nhỏ. Người cha giàu biết cậu bé không vui, ông nói rằng “Những gì con nhận được từ ta nhiều hơn rất nhiều số tiền mà ta trả cho con”. Đó là những khái niệm tài chính đầu tiên mà người đàn ông thành đạt và giàu có bậc nhất thế giới dạy cho con mình! Các bậc phụ huynh Việt Nam đều rất ngại và gần như không cho con trẻ tiếp xúc với tiền, có hiểu biết về việc kiếm tiền và chi tiêu tiền cũng như không dạy cho con các khái niệm cơ bản nhất về tài chính. Vì thế khi lớn lên, chúng hụt hẫng, lóa mắt, không hiểu đúng các giá trị cũng như không làm chủ được đồng tiền và những sai lầm mắc phải có nguyên nhân từ tiền bạc là không tránh khỏi. Vậy bài học tài chính đầu tiên mà cha mẹ cần dạy con là gì? Các chuyên gia tâm lý và phát triển con người khuyên rằng, nên cho trẻ tiếp xúc với tiền bạc và vấn đề tài chính từ nhỏ, tùy theo độ tuổi. Dưới đây là một số gợi ý: Với trẻ từ 3 đến 6 tuổi: cha mẹ nên cho trẻ làm quen với các tờ tiền, cả tiền giấy lần tiền xu. Dạy cho trẻ nhận biết và phân biệt các tờ bạc có các giá trị khác nhau. Với mỗi tờ tiền, con có thể mua được cái gì. Cha mẹ có thể...
  • Xem thêm...