Hotline 0909 678 416 (Miền Bắc) - 0909 75 79 72 (Miền Nam) [email protected]
  • Public Speaking

  • Chinh Phục – Trò chơi của các giác quan!
  • Chinh Phục – Trò chơi của các giác quan!

  • Muốn chinh phục thành công, bạn chỉ có một ngả đường duy nhất là tấn công vào các giác quan của người mà bạn muốn chinh phục để tạo ấn tượng sâu sắc, tạo cảm xúc dâng trào và đẩy cao năng lượng nơi họ để họ hành động. Nhưng nhiều người chỉ lo “ào ạt” tấn công cảm xúc của đối tượng mà quên mất rằng, việc quyết định mở các giác quan để đón nhận tác động hay không là của họ chứ không phải mình. Nếu họ đang đóng chặt các giác quan lại thì dù bạn có nói gì cũng vô nghĩa, làm gì cũng vô ích. Khi ấy, mọi hành động của bạn ngớ ngẩn chẳng khác gì việc bạn gào thét vào tai một người điếc, bạn trưng những hình ảnh quyến rũ ra cho một người khiếm thị, bạn dùng hương thơm để tác động vào khứu giác của một người bị nghẹt mũi hoàn toàn… Vậy làm sao để bật mở các giác quan của đối tượng? Trước hết, hãy nói những gì liên quan đến những mối quan tâm của đối tượng mà bạn muốn chinh phục. Đó là cuộc đời của họ, ước mơ của họ, hạnh phúc của họ, mối an nguy của họ, sinh mạng của họ, người thân của họ… Hứa hẹn phần thưởng đáp ứng những khao khát, những mong muốn của đối tượng liên quan đến vật chất, trí tuệ, đời sống tình cảm, hoặc đời sống tâm linh… Tùy yếu tố nào tác động vào đối tượng mạnh mẽ nhất mà bạn lựa chọn dựa trên việc tìm hiểu về họ. “Hăm dọa” đến sự an nguy của đối tượng từ sinh mạng đến làm nảy sinh nỗi sợ mất mát trong các mặt quan trọng với họ trong đời (như các mặt kể trên), và phải cho đối tượng cảm thấy rằng mối nguy đó đang đến gần kề. Khơi gợi tò mò, đẩy cao sự thú vị để khiến đối tượng mở toan các giác quan: tròn mắt, mở tai, căng cả người ra để cảm nhận… Cuối cùng, hãy mang đến những điều kinh ngạc khiến đối tượng phải “há...
  • Xem thêm...
  • Bí quyết bán hàng: Kỹ năng nói trước công chúng
  • Bí quyết bán hàng: Kỹ năng nói trước công chúng

  • Nếu bạn hỏi tôi về một điều đã giúp ích tôi nhiều hơn bất kỳ điều nào khác, một bí quyết cực kỷ hữu dụng cả trong bước đường tôi trở thành một chuyên gia sale, lẫn trong nghề nghiệp cùng đời sống cá nhân nói chung, tôi sẽ nói rằng đó là khả năng nói trước công chúng của mình. Lúc bạn bắt đầu học các kỹ năng nói trước công chúng, giọng nói bạn tự động sẽ bắt đầu cải thiện. Bạn sẽ có giọng nói rõ ràng hơn, khả năng điều chỉnh âm lượng tốt hơn, giọng điệu uy quyền hơn, và nhất là tự tin nhiều hơn. Bạn sẽ biết được cách nhấn giọng thích hợp để làm cho giọng nói mình nên thu hút. Các cử chỉ và điệu bộ, ngôn ngữ cơ thể bạn cũng sẽ được cải thiện theo đó. Lợi ích khi giao tiếp với khách hàng Dưới đây là một số ích lợi của việc nắm vững được các kỹ năng nói trước công chúng, đặc biệt là với dân làm sale: Khách tiềm năng sẽ nghe rõ những gì bạn nói, không bao giờ bảo bạn phải lặp lại. Giọng nói vang hơn, khỏe hơn, sẽ kéo theo việc bạn có thể dùng ngôn ngữ cơ thể tốt hơn. Bạn sẽ biết cách diễn đạt vắn gọn, đúng trọng tâm những gì chính yếu cần nói, làm cho người nghe dễ nắm bắt và dễ hành động theo hơn. Bạn sẽ tự nhiên biết cách tạo ra được các khoảng dừng trong cuộc nói chuyện, bắt đầu thể hiện ra được dáng vẻ tự tin. Bạn sẽ biết cách tiếp xúc bằng mắt tốt hơn khi nói chuyện với các khách hàng tiềm năng, làm cho họ trở nên tin cậy bạn hơn. Bạn sẽ biết dùng cử chỉ điệu bộ thích hợp để tạo ấn tượng tốt nhất. Bạn sẽ biết cách di chuyển hợp lý với dáng điệu đẹp khi nói chuyện trước nhiều người. Bạn sẽ biết cách “phân phối” đôi mắt và cách nhìn để tiếp xúc với mọi người trong đám đông đang lắng nghe bạn. Và còn rất nhiều ích lợi khác nữa....
  • Xem thêm...
  • “Bán nước bọt” mà làm người khác sống vui là hạnh phúc!
  • “Bán nước bọt” mà làm người khác sống vui là hạnh phúc!

  • Là chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực phát triển con người ở Việt Nam, diễn giả Quách Tuấn Khanh nói nghề của anh được ví như đi “bán nước bọt”. Nhưng nếu “bán nước bọt” mà làm cho người khác sống vui, sống tốt hơn…, với anh, đó đã là thành công và hạnh phúc rất lớn. Lối rẽ từ những khóa học thêm Khi bắt đầu làm việc với nghề bảo hiểm, Quách Tuấn Khanh không nghĩ mình sẽ trở thành diễn giả chuyên nghiệp. Rồi khi tham gia một số khóa đào tạo về phát triển con người trong quá trình làm việc đã tạo ra cho anh bước ngoặt đầu tiên. Những trải nghiệm sau đó giúp tiếng nói trong chính con người anh trỗi dậy, thôi thúc anh tìm hiểu về quy luật thuyết phục, quy luật làm giàu, làm chủ… Có dịp gặp gỡ nhiều diễn giả quốc tế tại các hội thảo anh mới phát hiện, trở thành diễn giả chuyên nghiệp hoàn toàn phù hợp với con người, năng khiếu, niềm đam mê của anh. Với anh, nghề diễn giả giống như nghề giáo, nếu hiểu giáo viên là người giảng dạy phương pháp để tự khám phá kiến thức, hướng dẫn cách sống, định hướng cuộc sống, tìm ra đích đến của cuộc đời. Còn nếu nghĩ đến nghĩa hẹp của giáo viên theo kiểu nhiều người làm nghề giáo hiện nay, truyền dạy vừa đủ những kiến thức trong môn học thì rõ ràng công việc diễn thuyết trước công chúng anh đang theo đuổi khác với giáo viên. Bởi người diễn giả chỉ tham gia “vận chuyển” kiến thức thì diễn giả đó ở tầm bình thường. Kiến thức hiện tại có thể lấy từ rất nhiều nguồn khác nhau, kiến thức vừa truyền đạt sẽ cũ ngay không lâu sau đó. Đặc biệt, anh hay nói vui với đồng nghiệp rằng, không phải ai cũng sẵn sàng ngồi lại lắng nghe. Nhiều người nói người khác chịu nghe, nhưng chưa chắc những điều nghe được có ích cho người nghe. Nhiều người nói những điều hữu ích cho người nghe nhưng chưa chắc người nghe sẵn lòng...
  • Xem thêm...
  • 3 Điểm Nhấn Quan Trọng và Kỹ Thuật Diễn Thuyết Ngắn của Nick Vujicic
  • 3 Điểm Nhấn Quan Trọng và Kỹ Thuật Diễn Thuyết Ngắn của Nick Vujicic

  • Điểm nhấn 1: Chủ tịch Hồ Chi Minh Anh cũng vô cùng khéo léo khi đưa thần tượng của người Việt Nam vào bài nói chuyện của mình, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Anh đề cao và thể hiện lòng ngưỡng mộ dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh vì Người đã sống trọn vẹn với ước mơ tìm đường giải phóng, giành lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Khi bạn ca ngợi điều khán giả của bạn thật sự quí trọng hoặc đề cao, bạn hầu như sẽ chiếm được cảm tình của họ. Như thế, về mặt kết nối và đồng cảm, Nick là số 1! Điểm nhấn 1: Ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm tuyệt vời! Khả năng minh họa để làm sinh động bài trình bày của anh cực kỳ tuyệt vời. Không tay không chân, tất cả những gì còn lại về ngôn ngữ cơ thể của Nick chỉ có thể là nhún vai, di chuyển qua lại trên chiếc bàn nhỏ, hoặc biểu cảm bằng gương mặt của mình, nhưng anh đã làm rất tốt từng động tác mà anh có thể làm được. Khi minh họa cho một ví dụ về mục tiêu, anh để sẵn một cuốn sách trên bàn và gọi đó là mục tiêu cần đạt, rồi anh quay lưng và rời xa cuốn sách để diễn đạt việc rời bỏ hay lãng quên mục tiêu, sau đó anh bước từng bước đến gần cuốn sách để nói lên rằng, mỗi một hành động chúng ta làm hướng tới ước mơ là mỗi bước ta tiến gần hơn mục tiêu của mình. Nhưng có thể nói, phần thú vị nhất chính là cách biểu cảm trên gương mặt Nick: lúc thì vui vẻ hân hoan, khi thì như van xin nài nỉ, có lúc xúc động trào dâng, đôi khi suy tư lo lắng, rồi bỗng nhiên láu lỉnh và tinh nghịch… Cảm xúc trên gương mặt anh cứ liên tục thay đổi theo từng nội dung anh chia sẻ. Thậm chí, có những khi anh chồm cả người ra phía trước để truyền năng lượng đến người nghe cao độ. Những...
  • Xem thêm...
  • Nick Vujicic và Kỹ Năng Nói Trước Công Chúng (p1)
  • Nick Vujicic và Kỹ Năng Nói Trước Công Chúng (p1)

  • Cho đến bây giờ, Nick Vujicic đã là nguồn cảm hứng lớn lao cho rất nhiều người trên khắp thế giới, không chỉ bởi anh là một tấm gương đặc biệt về sức vươn lên thoát khỏi bất hạnh, mà vì anh còn là một diễn giả chuyên nghiệp trong vai trò truyền cảm hứng, tạo động lực. Vì thế, chúng ta không chỉ học ở Nick về những bài học cuộc sống anh chia sẻ, mà còn học ở anh kỹ năng nói trước công chúng của một diễn giả chuyên nghiệp. Lợi thế lớn về truyền thông Trước khi đến Việt Nam, Nick đã được sự hỗ trợ của truyền thông rất lớn trong việc làm dấy lên sự mong đợi của nhiều người. Phần lớn khán giả Việt Nam khao khát được nghe tận tai, nhìn tận mắt một tấm gương tuyệt vời về nghị lực sống. Với sự đón nhận, yêu mến, ngưỡng mộ và chờ mong của khán giả như thế, xem như anh đã thành công một nửa trong các buổi diễn thuyết của mình. Vì thế, khi Nick đến và nói chuyện, khán giả như đón lấy từng lời anh thốt ra. Đây là một bài học về việc xây dựng thương hiệu cá nhân và tiếp thị về hình ảnh bản thân cho khán giả trước khi đến với họ. Dù bạn nói hay, dù bạn sống cuộc đời đầy ý nghĩa, nhưng chỉ một số ít người biết đến bạn thì thật khó lòng để bạn lan tỏa rộng hơn những giá trị của mình, cũng như để thành công lớn hơn trong nghề diễn thuyết mà bạn theo đuổi. Nội dung không mới Tuy nhiên, bên cạnh lợi thế ấy, Nick cũng vấp phải một bất lợi không nhỏ, đó là một số người vì quá mong đợi nên sự kỳ vọng của họ bị đẩy lên cao. Họ chờ đợi những điều mới mẻ, chờ nghe những câu chuyện chưa từng được kể, chờ xem những hiệu ứng “khủng khiếp” từ buổi diễn thuyết của Nick như anh đã từng tạo ra cho khán giả trong các video clip họ đã được xem trên Youtube. Và nhóm người...
  • Xem thêm...
  • 5 điều tối kỵ khi mở đầu bài thuyết trình
  • 5 điều tối kỵ khi mở đầu bài thuyết trình

  • Nếu có những kỹ thuật hiệu quả có thể dùng để tạo ra phần mở đầu thú vị, thu hút người nghe, thì cũng có những chiếc bẫy mà cả các diễn giả chuyên nghiệp cũng thi thoảng rơi vào, lập tức làm què quặt đi mọi nỗ lực tạo ra một buổi thuyết trình hoàn hảo. Dưới đây là những điều tối kỵ nếu bạn không muốn biến bài thuyết trình của mình trở nên nhạt nhẽo và kém thuyết phục. 1. Đừng đọc lại tựa đề Bạn phải tận dụng mọi khoảnh khắc mở đầu này để tạo ra những gì thú vị, gây ấn tượng và thu hút khán giả. Đây không phải là lúc nói lại các thông tin người nghe đã biết. 2. Đừng xin lỗi Nhiều diễn giả thích nói lời xin lỗi hay xin lượng thứ vì nghĩ rằng việc này sẽ giúp họ trở nên thân thiện, gần gũi và khiêm nhường trong mắt khán giả. Ngay từ đầu đã xin lỗi, nghĩa là bạn đang chuẩn bị tâm thế cho khán giả để họ đón nghe những khuyết điểm của bạn trong buổi thuyết trình. 3. Đừng chào hỏi các nhân vật “VIP” Trừ trường hợp bạn đang đọc diễn văn khai mạc/bế mạc một sự kiện nào đó, còn không thì hãy quên đi những lời mở đầu theo kiểu “Tôi xin trân trọng cám ơn Ngài Chủ tịch A, Ông Tổng giám đốc B… đã đến tham dự.” Nếu bạn muốn nhắc đến nhân vật nào đó trong số những người đang nghe, thì hãy nêu tên họ trong các nội dung thuyết trình. 4. Đừng giải thích Đừng dùng phần mở đầu để giải thích dài dòng về lý do tại sao người ta mời bạn đến đây để thuyết trình. Bạn đã biết lý do bạn ở đây. Người nghe cũng đã biết lý do bạn ở đây. Vậy bạn cần gì phải tốn thì giờ giải thích? Về chuyện này, hãy nhớ câu châm ngôn đại loại nói rằng: bạn bè của bạn chẳng cần lời giải thích, còn kẻ thù của bạn thì dù có được giải thích, họ cũng chẳng thèm tin! 5....
  • Xem thêm...